Nhiều ông bố bà mẹ không biết rằng trẻ trong độ tuổi bước vào lớp 1 là một cột mốc quan trong nhất. Nó quyết định bé có tư tin cũng như đón nhận về tâm lý tạo nên vững chắc cho bé về sau. Theo các chuyên gia tâm lý thì trẻ 6 tuổi là thời điểm mà trẻ phải nhận 70% nền tàn cuộc sống thực tế sau này của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm định hướng cho trẻ ở 6 tuổi một cách tích cực.

Với tâm lý trẻ khi chuẩn bị vào lớp một sẽ có rất nhiều sự đối lập; cũng như hành động của trẻ sẽ không xác định được. Chẳng hạn có những đứa trẻ giai đoạn này rất ngoan, nhưng cũng có những đứa giai đoạn này rất nghịch. Nguyên nhân có thể là do trẻ muốn mọi người chú ý đến mình nhiều hơn. Chính vì lý do này mà bố mẹ cần nắm bắt những giai đoạn tâm lý của trẻ để có thể định hướng và giáo dục trẻ tốt hơn.
Tâm lý trẻ khi vào 6 tuổi như thế nào?
Theo các chuyên gia thì tâm lý phân tích các trẻ ở 6 tuổi thường có một số đặc điểm đáng chú ý như sau:
Ý thức và cái tôi phát triển mạnh mẽ
Chính vì ý thức cái tôi phát triển quá mạnh nên trẻ cảm nhận được rất nhiều thứ xung quanh. Chẳng hạn như trẻ đã biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, biết phẩm chất của mình là gì; biết thái độ của mọi người đối với trẻ, biết cảm thông, chia sẻ hoặc đòi hỏi những thứ mình muốn có trong những trường hợp khác nhau.
Bên cạnh đó, trẻ 6 tuổi cũng rất quan tâm đến những lời nhận xét của mọi người đối với mình. Nếu là tốt thì trẻ sẽ tỏ ra vui vẻ, ngượng ngùng, còn nếu là lời chê trách thì trẻ sẽ tỏ rõ thái độ buồn bã hoặc khóc. Chính vì vậy, bố mẹ không nên khen ngợi trẻ quá mức hay chê trách trẻ thậm tệ trước mặt mọi người; để trẻ không hình thành suy nghĩ tự ti, tự ái hay kiêu căng quá mức.

Trẻ vâng lời nhưng cũng không giảm độ bướng bỉnh
Vì đang trong độ tuổi bắt đầu nhận thức về xung quanh nên rất quan trọng. Là bước chuyển từ trẻ mầm non sang tiểu học nên tâm lý của trẻ vẫn còn rất thất thường để có thể thích nghi.
Đôi khi trẻ trong trạng thái vui vẻ thì trẻ sẽ vâng lời người lớn răm rắp, trông rất đáng yêu. Nhưng cũng có lúc trẻ bướng, lỳ lợm không nghe lời và chỉ muốn làm theo ý mình và có thể gây hấn với mình.
Trong một trong những độ tuổi mà hầu hết gia đình nào cũng sẽ trãi qua. Tuy nhiên, nó cũng mỗi gia đình có một cách khắc phục khác nhau để bé có thể hiểu được. Điều mà gia đình điều hướng đến đó là ý thức cũng như phân biệt đúng hay sai với hành động của mình làm ra.
Hiểu được thai độ hành động của mình khi đối với người khác mà những gì bố mẹ giúp trẻ. Tránh dùng bạo lực để có thể ảnh hưởng đến tâm lý về sau, cũng như sẽ làm trẻ thêm cứng đầu khó dạy hơn.
Trẻ hiếu động và tò mò
Trẻ hiếu động và tò mò mọi thứ xung quanh là điều đương nhiên trong độ tuổi này. Nó là đặc điểm tính cách của trẻ chuẩn bị hình thành gia đoạn đầu. Lúc này, trẻ nhìn gì thấy gì cũng muốn tìm hiểu cũng như khám phá nó để biết được mọi thứ. Kèm theo là những câu hỏi vì sao tại sao sẽ được đặt cho bố mẹ…
Có những câu hỏi ngây ngô, buồn cười; nhưng đừng vì vậy mà có thái độ cũng trêu chọi trẻ, cũng không nên ừ để cho qua. Bởi vì bạn sẽ làm trẻ hụt hẫn và không còn hứng thú những điều mới mẻ mọi thứ xung quanh mình.
Thay vào đó, gia đình bố mẹ hãy trả lời trẻ một cách dễ hiều để cho trẻ có thêm kiến thức cho bản thân mình. Và nó cũng là sợi dây liên kế tình cảm với trẻ và bố mẹ tăng lên.
Cách định hướng tâm lý cho trẻ bố mẹ cần biến
- Mỗi đứa trẻ điều thích khen khi mình làm được gì đó; cũng như nó sẽ giúp bé biết được vị trí của mình và hiểu rõ mọi người trong gia đình.
- Bạn có thể gợi ý cho trẻ làm những việc vặt như dọn bàn ăn, nhặt rau, lau bàn… Để giúp trẻ có thể nhận thức được ý thức cũng như trách nhiệm của mình.
- Giúp trẻ học được tính kiên nhẫn là một trong điều nên làm. Điều này khá đơn giản bằng cách nhường người khác được đi/làm trước. Bạn có thể yêu cầu trẻ phải hoàn thành một nhiệm vụ nào đó trước khi đi chơi với mọi người. Và điều bạn cũng nên làm đó là nhắc nhở trẻ những hậu quả khi không thực hiện một cách nhẹ nhàn.
- Bạn cũng có thể giúp trẻ thiết lập các mục tiêu rõ ràng trong tương lai; và vạch ra kế hoạch đạt được mục tiêu đó một cách tốt nhất.

- Các nguyên tắc cũng nên nói rõ ràng với trẻ để có thể thực hiện nghiêm túc; nếu không sẽ bị phạt theo những gì đã nói. Chẳng hạn trẻ sẽ được xem TV trong thời gian bao lâu trước khi đi ngủ… và nên cho trẻ biết hành vi nào được cho phép và hành vi nào là không được phép.
- Tạo ra các hoạt động chung để gia đình có thời gian vui vẻ ở bên nhau. Chẳng hạn chơi trò chơi, đọc sách, xem tivi… lúc nào và khi nào?.
- Bố mẹ cũng nên thường xuyên tham gia các hoạt động ở trường lớp cùng với con. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn và có thể thể hiện bản thân tốt hơn khi có bố mẹ bên cạnh.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ở trường lớp cùng các bạn và các nhóm cộng đồng tập thẻ; các hoạt động đội thể thao hay trở thành tình nguyện viên ở các hoạt động của lớp và ở trường.
Nếu gia đình có thắc mắc về tính cách cũng như hành động của trẻ trong độ tuổi bước vào lớp 1. Thì có thể để lại comment cho chúng tôi để được giải đáp thắc mắc tốt nhất cho gia đình.