Trong mùa Trung thu năm mới này bạn có thể thưởng thức thêm món bánh nướng có nhân khoai lang tím rất lạ miệng. Bánh nướng trung thu với nhân khoai lang tím được làm hoàn toàn từ củ khoai có màu tím tự nhiên, phần nhân có một độ dẻo, sự mềm mịn, vị ngọt thanh mát của các loại kết hợp với vị bùi từ trong ra ngoài của vị trứng muối làm cho hương vị chiếc bánh có vị mặn ngọt trở nên thanh khiết.
Một chút về bánh nhân khoai lang tín của brodard
Khoai lang tím, cái tên gọi cẩu một loại củ mà bạn nghe có vẻ khá là thông dụng đối với những người Việt, nhưng củ “Bánh khoai lang tím” có sự chắc lọc từ các tinh chất tốt nhất cho sức khỏe, với lượng tinh bột tự nhiên từ khoai lang tím được Brodrad nhập khẩu từ Nhật (mỗi củ khoai là tinh hoa của xứ sở Hoa Anh Đào chỉ có thể tinh chiết được 8gr thành phần tinh bột đầy dưỡng chất). Sở dĩ loại bánh từ khoai lang này hứa hẹn sẽ gây chú ý kha tốt trên thị trường bánh năm nay. Bởi không chỉ là đơn thuần một loại bánh mới hoàn toàn mà nguyên liệu từ củ khoai lang tím còn có một công dụng rất tuyệt vời của việc giảm cao huyết áp và giảm cân an toàn một cách khá là hiệu quả.

Điều mà các thương hiệu bánh ngọt như: Brodard hay Givral, Breadtalk luôn được chú trọng trong sản phẩm của mình khi tạo ra.
Được biết, bánh trung thu nhân khoai tím nằm trong 28 loại bánh mà hãng muốn mang đến cho mùa tết Trung thu năm nay gồm có: thập cẩm gà quay, Tiramisu trà xanh, Sen Cranberry (Nam Việt Quất), đậu xanh sầu riêng, khoai môn hạt sen, bánh dẻo ngũ hạt..
Dưới đây là một trong những cách mà bạn có thể áp dụng làm cho mình một chiếc bánh nướng khoai lang tím mùa trung thu đơn giản tại nhà.
Cách làm bánh trung thu nhân khoai lang tím
Nguyên liêu làm bánh trung thu:
– Chuẩn bị phần nước đường dùng cho bánh nướng:
+ Nguyên liệu: 1 kg đường cát, 200g đường, 50ml nước lọc, 600ml nước nóng, 2 thìa cà phê nước cốt chanh.
– Khoai lang tím: 800g khoai lang tím, 1 thìa canh bột bánh dẻo (bột nếp rang chín), 150g đường cát trắng, 50ml dầu ăn, 2 thìa cà phê mạch nha.
– Phần vỏ bánh nướng: 500g bột mì, 1/4 thìa cà phê nhỏ ngũ vị hương, 300-350g nước đường cho bánh nướng, 100ml dầu ăn, 2 lòng đỏ trứng gà, 1 thìa cà phê nhỏ nước tro tàu, 1 thìa nhỏ bơ lạc (hay còn gọi là bơ đậu phộng).
– Phần trứng vịt muối: 10 lòng đỏ trứng vịt muối, 2 thìa nhỏ cà phê nước đường, dầu mè, dầu hào, rượu Mai quế lộ, rượu gừng.
– Hỗn hợp tạo lớp vỏ bánh có màu vàng: 1 lòng đỏ của trứng gà, 1 thìa cà phê màu dầu điều, dầu mè, nước lạnh, 1 thìa cà phê nước đường dùng cho bánh nướng.
– Khuôn bánh, cọ dùng để phết, bình xịt nước dạng sương.
Cách làm bánh trung thu khoai lang tím:
Bước 1:
– Nấu nước đường: Cho nguyên liệu các nguyên liêu: 200g đường, 50ml nước vào nồi, bắc lên bếp đun lửa trung bình (canh lửa để không bị cháy). Trong khi đó một nồi khác, ta đun sôi 600ml nước cùng lúc này.
– Khi đường trong hỗn hợp đường chuyển màu caramel thì lắc tròn cái nồi đang nấu nó (tốt nhất không nên khuấy tránh tạo bọt trong hỗn hợp).
Tiếp theo đó đổ nước sôi vào nồi caramel vừa rồi, cho 1kg đường và hai thìa nhỏ nước cốt chanh vào. Đun sôi, vặn lửa nhỏ, và đun từ 45 đến 60 phút tới khi phần nước đường sánh lại. Để nguội, cho vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín để khoảng 1 tuần là có thể dùng được. Bạn có thể chuẩn bị sớm nước đường và thời gian để nước đường càng lâu thì bánh càng ngon.
Bước 2:
– Hãy lấy khoai lang tím đem rửa sạch, sau luộc chín. Một cách khác là có thể dùng màng nilon bọc những củ khoai, sau đó cho vào trong lò vi sóng, bật chế độ nấu khoảng từ 5 đến 6 phút, để khoai chín, và lấy ra ngoài để phần khoai nguội.

– Tiếp theo bạn cần bóc bỏ vỏ, cho vào âu, dùng thìa hoặc bỏ vào cối tán thật nhuyễn và lọc bỏ bớt phần sượng, lấy cân 450-500g bạn đã tán thành phẩm khoai.
Bước 3:
– Cho khoai lang đã được lọc vừa rồi vào chảo chống dính, thêm phần đường cát trắng, cùng mạch nha đặt lên bếp, vừa đun nhỏ lửa vừa khuấy để khoai không bị cháy, thời gian đun từ 15 đến 20 phút.

Bước 4:
– Cho đều mội ít dầu ăn, dùng thìa nhỏ tán điều dàu và khoai đảo liên tục để khoai không bị bén dính vào chảo và sên đến khi phần khoai hơi khô không bị dinh khi chạm vào thì cho bột bánh dẻo vào.
– Đảo đến khi phần khoai khô hẳn thì bạn có thể tắt bếp, để nguội.

Bước 5:
– Sau đó tách lấy lòng đỏ của hột vịt muối, rửa sạch phần lòng đỏ với rượu gừng để loại bỏ phần lòng trắng cần thiết, để ráo. Tiếp theo cho lòng đỏ vào chảo, thêm vào chảo hai thìa cà phê nước đường dùng làm bánh vào cùng, một ít phần dầu mè, một ít rượu Mai quế lộ hoặc rượu trắng bình thường, cùng một ít dầu hào.

Đặt lên bếp, đun sôi ở chế độ lửa nhỏ, đun khoảng từ 4 đến 5 phút, thỉnh thoảng bạn cầm tay cầm của chiếc chảo lắc đều, đun cho đến khi phần nước sốt sánh đặc lại tắt bếp, để nguội.
Bước 6:
– Phần nhân khoai lang tím sau khi lấy ra và được để nguội, vo viên tròn, đem cân để có trọng lượng, tỷ lệ của bánh nướng là: nhân 2 phần, vỏ bánh một phần.

– Đặt lòng đỏ của trứng vịt muối vào giữa, bạn nên cân trong lượng có phần được trừ hao trọng lượng của lòng đỏ, dùng tay vo tròn viên nhân, cho vào tủ lạnh điều được, phần nhân bánh bạn cũng có thể thực hiện trước một ngày.
Bước 7:
– Làm phần vỏ bánh: Trộn lẫn nước đường làm bánh đã đun ở bước 1, lòng đỏ trứng gà, ngũ vị hương, bơ lạc, nước tro tàu, dầu ăn vào bát, đánh cho lòng đỏ tan.

Bước 8:
– Bột mì đổ ra âu sạch, thêm bát nước đường đã pha ở bước 7 vào âu, dùng thìa gỗ trộn đều thành một khối đồng nhất, hỗn hợp bột lúc này sẽ rất dính tay và ướt, dùng tay phủ lên bề mặt bột một lớp mì mỏng và dùng màng thực phẩm, bọc kín, ủ khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng để bột nở.

– Bạn có thể dùng 300-350g nước đường cho vỏ bánh nướng, tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà điều chỉnh liều lượng nước đường cho phù hợp.
Bước 9:
– Bột sau khi ủ sẽ khô lại, nếu quá ướt bạn có thể trộn vào một ít bột mì để làm bột áo, nếu khô bạn có thể thêm vào một ít nước đường làm bánh, sau vo thành từng viên bột nhỏ, cân trọng lượng của vỏ bánh theo tiêu chuẩn 2 nhân thì 1 vỏ nhé, ấn dẹp ra và cho viên nhân vào giữa.

Bước 10:
– Dùng các ngón tay miết để vỏ bánh bao quanh viên nhân, vo tròn lại, làm cho hết các phần nhân và vỏ bánh. Phần nước đường còn dư, bạn có thể đậy kín, để nơi khô ráo dùng cho lần sau và thời hạn dùng trong vòng 1 năm.

Bước 11:
Khuôn được thoa một lớp bột mỏng để giúp chống dính, cho viên bột vào giữa phần khuôn, dùng lực của bàn tay ấn nhẹ để viên bột có thể ltoj vào bên trong và các phần đường nét chuẩn hơn.

– Tiếp theo lấy chúng ta bánh ra khỏi khuôn, và đặt bánh đã được đóng khuôn vào khay nướng đã lót giấy nướng lót bánh.
Bước 12:
Dùng hỗn hợp phết lên bên trên bề mặt bánh: Đánh tan lòng đỏ trứng cùng với nước lạnh, thêm một ít dầu mè, màu dầu điều trộn vào nhau, cuối cùng là nước đường, lọc qua rây để loại bỏ bớt phần lợn cợn.

Bước 13:
Cho khay đựng bánh vào lò nướng, lò đã nóng sẳn lên rồi chỉnh ở nhiệt độ 190 độ C, bạn nên nướng bánh khoảng từ 6 đến 8 phút (tùy theo điều kiện nhiệt độ của lò được điều chỉnh), hoặc đến khi mặt bánh ngã mà vàng đục là được.

Bước 14:
Bước cuối cùng lấy khay bánh ra, dùng chiếc bình xịt nước, và xịt ít nước đều lên trên mặt bánh, và để nguội, tiếp tục dùng cọ và nhúng vào hỗn hợp của lòng đỏ ở bước 12, gạt cọ điều vào miệng bát để phần trứng ra bớt, chỉ để hơi ướt đầu cọ và quét nhẹ nhàng lên trên mặt bánh (không được phết lên thành bánh). Tiếp tục cho phần bánh được phét trứng vào lò nướng, nướng ở lần hai này chỉ từ 6 đến 8 phút và lặp lại bước xịt nước, và để nguội, tiếp tục phết trứng, và nướng tiếp vào lần thứ 3 đến khi bánh được chín vàng.

Bánh sau khi có màu vàng óng, lấy khay bánh ra và cho những chiếc bánh nguội, xếp lên vỉ, để ở ngoài khoảng nửa ngày cho những chiếc bánh khô ráo hẳn và bạn cho vào túi nylon. Khi bánh để 1-2 ngày màu của chiếc bánh sẽ lên đậm hơn và vỏ bánh được tươm dầu lúc này bạn dùng sẽ ngon hơn độ bùi của bánh cũng được yêu thích hơn cho những người khó tính. Do bánh không có dùng chất bảo quản vì đó mà thời hạn để sử dụng chỉ có teer từ 6 đến 7 ngày.